Hotline: 08.444.444.74

Sự khác biệt giữa LCD và OLED, nó ảnh hưởng tới điện thoại của bạn như thế nào

Sự khác biệt giữa LCD và OLED, nó ảnh hưởng tới điện thoại của bạn như thế nào

screenshot_1634032742.

Có 2 loại màn hình đang được sử dụng trên những con điện thoại hiện nay: màn hình LCD và màn hình OLED. Lợi ích của từng loại là gì và nó ảnh hưởng gì đến việc sử dụng điện thoại của bạn?

Màn hình LCD là gì?


LCD - liquid crystal display - hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng, là loại màn hình được sử dụng phổ biến. Khả năng cao là chiếc laptop, hay chiếc TV ở nhà của bạn cũng đang dùng màn hình LCD đấy. Màn hình LCD có một lớp dùng để hiển thị hình ảnh, hình ảnh thì được cấu thành từ các pixel nhỏ hơn. Nhưng nếu chỉ có lớp này thôi thì chưa đủ, vì nó sẽ tối thui, bạn không thể thấy được hình ảnh, chữ đang hiển thị trên màn hình. Thế nên màn hình LCD sử dụng thêm một lớp đèn LED nữa để chiếu sáng các pixel và giúp bạn thấy được nội dung.

Với điện thoại, lớp đèn LED này thường nằm bên dưới lớp hiển thị. Khi bạn tăng giảm độ sáng màn hình chính là lúc bạn tăng giảm độ sáng của lớp đèn nền đấy. Lớp đèn phủ rộng toàn bộ diện tích màn hình. Bạn không thể quyết định xem vùng nào sáng hơn vùng nào, giống như khi bạn bật đèn trong một căn phòng thì nó sáng cả phòng chứ không thể sáng chỉ sáng 1 vài vùng, còn vài vùng khác thì tối thui. Trong hình bên dưới, cụm Back Light Unit chính là đèn nền của màn hình LCD.

[​IMG]
Quảng cáo

Ngoài 2 lớp trên, màn hình còn nhiều lớp nữa nhưng để đơn giản thì bài viết này sẽ bỏ qua không giải thích sâu đến thế. Chỉ có 2 lớp nữa muốn nhắc đến, đó là màn hình của chúng ta giờ có thêm lớp cảm ứng, và 1 lớp kính bảo vệ trên cùng.

Màn hình OLED là gì?


OLED - organic light-emitting diode, khác rất nhiều so với LCD. Các pixel trên tấm nền OLED có khả năng tự điều chỉnh độ sáng của mình, với từng pixel một, cũng vì thế mà màn hình OLED không cần lớp đèn nền như LCD. Lớp cảm ứng và lớp kính bảo vệ thì màn hình OLED vẫn có.

Đặc tính nói trên giúp màn hình OLED có thể tắt hẳn các pixel đang hiển thị vùng nội dung màu đen, cũng như điều chỉnh độ sáng của từng pixel cho phù hợp. Thế nên màn hình OLED thường có độ tương phản rất cao. Những hình ảnh hiển thị trong các cảnh quay ban đêm rõ ràng hơn, do nó không bị đèn nền chiếu hắt lên làm sáng cả những pixel đáng ra không cần sáng.

Cũng vì lý do trên mà màn hình OLED có chi phí sản xuất đắt hơn so với màn hình LCD. Thế nên ngày xưa màn hình OLED từng chỉ xuất hiện trên các model smartphone cao cấp. Sau này khi chi phí sản xuất màn hình OLED giảm đi thì đến cả những điện thoại tầm trung cũng đã dùng màn hình OLED, nhưng chi phí vẫn sẽ cao hơn.

Lợi ích của OLED trên điện thoại


Như đã đề cập ở trên, màn hình OLED có độ tương phản cao, khả năng hiển thị nội dung sáng và tối khác nhau rõ rệt. Ví dụ bạn đang xem phim và tới 1 cảnh đánh nhau trong tối, màn hình OLED sẽ giúp bạn vẫn nhìn được hình ảnh trong phim của các nhân vật. Còn nếu dùng màn hình LCD, bạn sẽ khó nhìn hơn và nếu gặp màn hình không đủ tốt thì gần như bạn không thấy gì.

Hoặc khi bạn xem video YouTube, video có tỉ lệ 16:9 nhưng màn hình của bạn dài hơn, tới 18:9 hoặc 21:9, thì màn hình OLED sẽ làm cho các vùng đen xung quanh thật sự đen thui, đem lại trải nghiệm tốt hơn. Còn nếu bạn dùng LCD, đèn nền bắt buộc phải sáng đều ngay cả ở những khu vực không cần sáng nên bạn sẽ thấy nó xám xám, rõ hơn.

[​IMG]
Quảng cáo



Màn hình OLED cũng cho ra hình ảnh có màu sắc đậm hơn, tươi hơn so với màn hình LCD, tuy nhiên việc này còn tùy thuộc vào sự cân chỉnh của nhà sản xuất nữa.

Cuối cùng, vì OLED không cần tấm đèn nền nên mức độ tiêu thụ pin sẽ thấp hơn so với màn hình LCD, đặc biệt sẽ hiệu quả ở những vùng đen thật sự vì lúc đó các pixel của màn hình OLED tắt hẳn. Lưu ý rằng nếu hình ảnh, giao diện vẫn còn màu xám thì các pixel vẫn không bị tắt, chỉ khi đen đúng nghĩa thì. mới tắt thôi.

Hạn chế của màn hình OLED trên điện thoại?


OLED thường có hiện tượng burn-in, tức là hình ảnh sẽ bị lưu lại trên màn hình sau một thời gian sử dụng dài và ảnh đó là ảnh tĩnh, không chuyển động. Trên các TV OLED dễ gặp tình trạng này hơn khi họ xem các kênh truyền hình và logo của kênh nằm yên tại 1 vị trí quá lâu.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì burn-in không còn là vấn đề lớn với OLED trên điện thoại nên bạn không cần phải lo lắng về nó nữa. Kể cả những chiếc điện thoại dùng OLED cách đây 3-4 năm đã không còn bị tình trạng này, hoặc rất ít, không cần quan tâm.

[​IMG]

Một số điện thoại dùng màn hình OLED

Các dòng iPhone hiện nay đều đã dùng màn hình OLED, có iPhone 11, iPhone XR thì còn dùng LCD. Galaxy Note, Galaxy S, Galaxy Z Fold, Galaxy Z Flip đều đã dùng màn hình OLED. Các dòng máy ở tầm cao của Oppo, Xiaomi, Huawei cũng chuyển sang dùng OLED từ nhiều năm nay.

Màn hình LCD hiện tại có thể thấy ở các dòng điện thoại tầm trung và giá rẻ. Nhưng không phải cứ LCD là dởm, vì có những màn hình LCD nếu được làm tốt thì chất lượng vẫn rất ổn. Ngày xưa điện thoại cao cấp cũng toàn dùng LCD đấy thôi, và LCD trên các máy đắt tiền cho độ nổi, màu sắc, độ sáng khác biệt hẳn so với những màn hình LCD giá rẻ.

Tham khảo LifeHacker
Ý kiến bạn đọc
Hotline
Hotline: